Hướng Dẫn Sử Dụng Bộ Điều Khiển Nhiệt Độ Đúng Kỹ Thuật

By Kim Hoàng Updated on

Bộ điều khiển nhiệt độ được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, có tác dụng kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm ở môi trường kín. Thế nhưng không phải nhân viên kỹ thuật nào cũng hiểu rõ ràng và tường tận cách sử dụng bộ điều khiển nhiệt độ. Và nếu vận hành sai cách có thể làm ảnh hưởng đến tính năng và tuổi thọ sản phẩm.

Vậy sử dụng bộ điều khiển nhiệt độ như thế nào mới đúng kỹ thuật? Cùng Hoàng Phong khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bộ Điều Khiển Nhiệt Độ Là Gì?

Bộ điều khiển nhiệt độ là thiết bị/máy đảm nhận chức năng điều khiển, vận hành nhiệt độ tại một thời gian, không gian nhất định nào đó. Với thiết bị này, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được hoàn toàn nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường kín.

Ngoài tên gọi là bộ điều khiển nhiệt độ, thiết bị này còn được gọi với nhiều cái tên khác như: đồng hồ đo nhiệt độ, bộ cảm biến nhiệt độ, bộ điều khiển nhiệt độ PID, bộ điều khiển nhiệt kỹ thuật số…

bộ điều khiển nhiệt độ

Bộ điều khiển nhiệt độ

>>> Bài viết liên quan: Hướng Dẫn Cách Đấu Biến Tần Đúng Kỹ Thuật

2. Cấu Tạo Bộ Điều Khiển Nhiệt Độ

Bộ điều khiển nhiệt độ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính: cảm biến, bộ điều khiển, thiết bị điều khiển.

  • Cảm biến: là thiết bị có khả năng cảm nhận sự biến đổi về vật lý, hóa học hay sinh học trong một môi trường nhất định. Từ đó đưa ra các giá trị thực như nhiệt độ, lưu lượng, độ ẩm… và truyền tải đến bộ điều khiển.
  • Bộ điều khiển: khi nhận được tín hiệu từ bộ phận cảm biến, bộ điều khiển sẽ xử lý tín hiệu đó và tiếp tục truyền đến thiết bị kiểm soát.
  • Thiết bị điều khiển: thực hiện theo chỉ đạo/yêu cầu mà bộ điều khiển đã cung cấp/mô tả trước đó.
sử dụng bộ điều khiển nhiệt độ

Cấu tạo bộ điều khiển nhiệt độ

3. Hướng Dẫn Sử Dụng Bộ Điều Khiển Nhiệt Độ

Mỗi loại điều khiển nhiệt độ sẽ có cách sử dụng khác nhau. Dưới đây Hoàng Phong xin chia sẻ 2 loại điều khiển nhiệt độ phổ biến nhất hiện nay:

Bộ Điều Khiển Nhiệt Độ Fox (Hàn Quốc)

Bộ Điều Khiển Nhiệt Độ Fox 1004

Bộ Điều Khiển Nhiệt Độ Fox 1004

  • Đại diện dòng Fox-1004.

Bước 1: Tính điểm SET theo công thức sau:

  • SET= (ngưỡng nhiệt độ trên + ngưỡng nhiệt độ dưới)/2

Trong đó: ngưỡng nhiệt độ sẽ phụ thuộc vào từng môi trường cụ thể.

Ví dụ: nếu nhiệt độ trong phòng rơi vào khoảng từ 24°C – 30°C thì điểm SET tương ứng là 27°C.

Bước 2: Khi đã xác định được điểm SET, tiến hành cài đặt vào bộ điều khiển nhiệt độ.

  • Nhấn phím SET ở góc phải trên máy và màn hình sẽ hiển thị ở dạng nhấp nháy.
  • Sử dụng phím mũi tên lên hoặc mũi tên xuống để điều chỉnh đến điểm SET như mong muốn.
  • Nhấn phím SET để lưu và kết thúc quá trình cài đặt.

Sau khi đã cài đặt thì các thiết bị liên quan đến nhiệt (bóng đèn, máy bơm, lò ấp…) sẽ hoạt động dựa trên điểm SET. Nếu nhiệt độ cao hơn điểm SET thì khởi động từ đóng, các thiết bị hoạt động (bóng đèn sáng…). Còn nhiệt độ dưới điểm SET thì khởi động từ sẽ tự động nhả ra, các thiết bị ngừng hoạt động (bóng đèn tắt…).

Bộ Điều Khiển Nhiệt Độ Omron

Bộ Điều Khiển Nhiệt Độ Omron E5AC

Bộ Điều Khiển Nhiệt Độ Omron E5AC

Khi cắm nguồn, màn hình bộ điều khiển sẽ hiển thị các thông số PV, SV như hình trên. Trong đó:

  • Giá trị SV: nhiệt độ thực trong lò nhiệt, máy đúc nhựa…
  • Giá trị SV: sẽ tự cài đặt. Đây là giá trị nhiệt độ (ngưỡng nhiệt độ) mà người dùng muốn kiểm soát.

Để tiến hành cài đặt lại tham số sử dụng ta tiến hành như sau:

Bước 1: nhấn giữ nút Mode (số 1) trong vòng 3s.

Bước 2: màn hình hiển thị tham số “IN – t”: đầu vào.

  • Có thể chọn đầu vào là can nhiệt (cảm biến nhiệt): ấn nút PF (số 3) để sửa tham số và nhấn nút lên xuống (số 4, 5) để thay đổi giá trị. Nếu chọn can nhiệt loại K thì chọn giá trị 5 hoặc 6.

Bước 3: Nhấn nút “chuyển tham số” (số 2) để cài đặt tiếp tham số “d-U”: đơn vị nhiệt độ.

  • Có 2 đơn vị nhiệt độ là độ C hoặc độ F, trong đó độ C được sử dụng phổ biến nhất.

Bước 4: Tiếp tục cài đặt tham số “SL-H” và “SL-L”. Đây giới hạn trên và giới hạn dưới. Tùy vào loại can nhiệt sẽ có giá trị khác nhau ứng với mỗi loại. Với can K thì giới hạn trên là 13000 C và giới hạn dưới là -2000 C.

Bước 5: Đặt tham số “CNTL” – kiểu điều khiển. Có thể chọn “ON OFF” hay “PID”.

>>>  Chế độ ON OFF

Bước 6: Cài đặt tham số “S-HC” – giữ mặc định tiêu chuẩn.

Bước 7: Đặt tham số “REV”. Đây là tham số chọn chế độ làm nóng hay làm lạnh. Nếu chọn làm nóng thì để ở chế độ “R-R”.

Bước 8: Cài đặt tham số “ALT 1” – kiểu cảnh báo (có nhiều kiểu cảnh báo). Trường hợp chọn kiểu cảnh báo ở mức cao thì đặt giá trị là 2.

Bước 9: Tham số “ALH 1” – mức nhiệt độ thiết lập ban đầu. Có thể để mức mặc định là 0,2.

Bước 10: “ALT 2”, tương tự ALT 1. Nếu ban đầu chọn kiểu cảnh báo ở mức cao thì lúc này nên đặt kiểu cảnh báo thấp (điều khiển giá trị lên 3).

Bước 11: Tham số “ALH 2” thì để mặc định 0,2.

Bước 12: Tham số “ALT 3”, để mặc định là 0.

Bước 13: Tham số “AMV” – chuyển sang mức cài đặt chức năng nâng cao. Tham số này để mặc định là 0.

Bước 14: Tham số “R-S”, chọn “RUN” hoặc “STOP” để khóa đồng hồ.

Bước 15: “AL – 1”, “AL-2”, đây là tham số giá trị cẩn báo. Ví dụ cài đặt hai tham số này đều bằng 5 thì:

  • Khi giá trị PV = SV+5, giá trị cẩn báo mức cao sẽ bật.
  • Khi giá trị PV < = SV – 5, giá trị cẩn báo mức thấp sẽ bật.

Bước 16: Cài đặt tham số SV.

  • Nhấn nút Mode 1s rồi sử dụng nút điều chỉnh lên xuống để cài đặt tham số SV.

>>> Chế độ PID

Các tham số kèm theo có thể để mặc định. Chỉ cần cài đặt chế độ SV thì nhiệt độ sẽ tự động tuyến tính đến giá trị PV bằng giá trị SV.

Trên đây là những hướng dẫn sử dụng bộ điều khiển nhiệt độ đúng kỹ thuật mà Hoàng Phong muốn chia sẻ. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích. Nếu có nhu cầu mua sản phẩm hay cần tư vấn thêm về cách sử dụng có bộ điều khiển nhiệt độ thì hãy liên hệ với Hoàng Phong qua hotline 0902. 982. 952 để được hỗ trợ nhé. (Tham khảo thêm bài viết Cách Chọn Thiết Bị Đóng Cắt Sử Dụng Hiệu Quả Nhất).


(4.79★ | 300 Đánh giá)
Tags: Mua bán Blog Tin Tức chính hãng uy tín, Bảng báo giá Blog Tin Tức giá tốt rẻ, Đại lý Blog Tin Tức sỉ lẻ chiết khấu cao.